Chào mừng các bạn đến với website
Chỉ cần lấy một giọt máu và chờ trong vài phút, thiết bị mới do các nhà khoa học Ireland chế tạo có thể phát hiện ung thư
Các nhà nghiên cứu thuộc trường Cao đẳng Trinity, Dublin, Ireland đang nghiên cứu chế tạo ra một công cụ dùng cảm ứng sinh học vô cùng nhạy, có thể phát hiện ra sự tồn tại, dù là nhỏ nhất, của bệnh ung thư trong vòng vài phút.
Thiết bị phát hiện ung thư có tên Cảm ứng cộng hưởng Plasmon bề mặt (SPR). Nó thực chất là một dải vật liệu có khả năng phản ứng khi tác dụng với máu của bệnh nhân.
Công nghệ cảm ứng cộng hưởng Plasmon bề mặt đã được sử dụng nhiều năm và đã chứng mình được khả năng phát hiện bệnh tả. Tuy nhiên, theo công bố đăng trên tạp chí Cộng đồng hóa học Mỹ, thiết bị này chỉ có thể phát hiện bệnh ung thư sau khi các nhà khoa học thêm grapheme, một dạng thuần của carbon.
Tiến sĩ Georg Duesberg, người tham gia vào công trình nghiên cứu này cho biết, sau khi thêm grapheme, thiết bị có thể chuẩn đoán được nhiều bệnh với nhiều dấu hiệu khác nhau, trong đó có chỉ thị sinh học (có thể là các phân tử do khối u tiết ra), hoặc độc tố có liên quan tới một số loại bệnh ung thư.
SPR chỉ cần một giọt máu thay vì một số lượng máu lớn hơn mà các thiết bị khác cần. Nhờ độ nhạy cảm của mình, thiết bị có thể dễ phát hiện những chỉ thị sinh học ung thư với số lượng nhỏ, giúp các bác sĩ biết để điều trị kịp thời.
Dù SPR đang trong giai đoạn phát triển, không phải là thiết bị phát hiện và chuẩn đoán ung thư duy nhất sử dụng chỉ thị sinh học (các nhà khoa học đang nghiên cứu sản xuất các loại thiết bị thử nghiệm máu, nước tiểu, hơi thở để phát hiện bệnh ung thư), nhưng có thể coi đây là một tiến bộ quan trọng trong ngành chuẩn đoán y khoa.
Copyright 2017 T&Q.ltd All rights Reseved phát triển bởi hcviet.com